Diễn giải các yêu cầu của ISO 9001 : 2015 và Danh sách các văn bản theo yêu cầu của các điều khoản I...
Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm: HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, BRC, IFS
Hệ thống quản lý chất lượng HACCP
HACCP là từ viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point, là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm.
HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu đối với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi, giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an toàn, chất lượng liên tục cho sản phẩm.
HACCP là hệ thống xác định những nguy hại cụ thể tức là những trạng thái sinh học, hóa học hoặc tính chất về vật lý có ảnh hương bất lợi đến an toàn thực phẩm đồng thời vạch ra những biện pháp kiểm soát những bất lợi đó.
Hệ thống HACCP bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa. Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất bao gồm các bước diễn ra trong quy trình. Xác định và lập danh mục các nguy hại. Chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cho từng mối nguy.
2. Xác định các điểm kiểm soát trọng yếu (CCPs) trong quy trình bằng việc phân tích các mối nguy theo cây quyết định.
3. Thiết lập các ngưỡng tới hạn. Đây là các mức độ đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận được để đảm bảo cho các điểm CCPs nằm trong vòng kiểm soát được.
4. Giám sát điểm kiểm soát tới hạn. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đảm bảo kiểm soát các CCPs bằng các thủ tục xét nghiệm, quan trắc.
5. Thiết lập các biện phắc khắc phục kịp thời. Tiến hành những hoạt động điều chỉnh một khi các quan trắc theo dõi cho thấy một điểm CCP nào đó bị trệch ra khỏi vòng kiểm soát.
6. Thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành những thủ tục thẩm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
7. Thiết lập bộ hồ sơ và tài liệu HACCP. Tư liệu hóa tất cả các những thủ tục đã tiến hành và các bộ hồ sơ liên quan đến các nguyên tắc và quá trình vận dụng những nguyên tắc này.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000
ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.
An toàn thực phẩm là mối quan tâm toàn cầu. Có thể được xác định như là sự chắc chắn thực tế rằng tổn thương hay bệnh tật sẽ không phải do việc tiêu thụ thức ăn gây ra. Chúng tôi chứng nhận một loạt các danh mục ISO 22000 trên toàn thế giới.
ISO 22000 có thể được bất kỳ tổ chức nào sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của hệ thống Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn (HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Point) do Ủy ban Codex Alimentarius xây dựng. Bằng các yêu cầu có thể đánh giá, tiêu chuẩn này kết hợp kế hoạch HACCP với các chương trình tiên quyết cũng như các yêu cầu về hệ thống an toàn thực phẩm khác.
Hệ thống quản lý chất lượng FSSC 22000
FSSC 22000 là một cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm đối với các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Hiệp hội Chứng nhận an toàn thực phẩm đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 + các yêu cầu bổ sung thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và hoàn toàn được công nhận bởi tổ chức GFSI.
FSSC 22000 VÀ GFSI là gì ?
GFSI là Global Food Safety Initiative – Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu.
GFSI là một bộ phận của Diễn đàn hàng tiêu dùng và sự hợp tác của các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ thực phẩm toàn cầu.
GFSI đánh giá các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau dựa trên một bộ tiêu chí cơ bản. Các tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chí được công nhận. Nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất lớn đang yêu cầu nhà cung cấp có chứng nhận được GFSI công nhận.
Một trong những tiêu chuẩn được đánh giá là FSSC 22000.
Như đã biết ISO 22000 là tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức ISO ban hành. Tuy nhiên, chứng nhận ISO 22000 không được công nhận bởi GFSI.
Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Chứng nhận An toàn Thực phẩm đã tạo ra FSSC 22000. Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn ISO 22000, các chương trình tiên quyết và một vài yêu cầu chung. FSSC 22000 được đánh giá và công nhận bởi GFSI.
FSSC 22000 Hệ thống Quản lý an toàn Thực phẩm
FSSC 22000 là sự kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000 và PAS 220 + các yêu cầu bổ sung.
Khi một cơ sở thực hiện các quy trình đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn . Tổ chức có thể được chứng nhận FSSC 22000. Chương trình chứng nhận được quản lý bởi Tổ chức chứng nhận An toàn Thực phẩm.
Hệ thống sử dụng cách tiếp cận của hệ thống quản lý đối với an toàn thực phẩm. Bằng cách sử dụng ISO 22000 cho các yêu cầu về hệ thống quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật ISO (đối với các yêu cầu của chương trình tiên quyết). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 và ISO 14001.
Các thành phần của FSSC 22000
FSSC 22000 có 03 thành phần cơ bản. Bao gồm:
1. ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
2. PRP (prerequisite programs- Chương trình tiên quyết)
3. Các yêu cầu bổ sung của FSSC 22000
Hệ thống quản lý chất lượng BRC
Tiêu chuẩn BRC được sử dụng rộng rãi trên thế giới như là một hệ thống cốt lõi cho mọi hoạt động (bán lẻ đến sản xuất), được xem như chiếc vé gia nhập thị trường khó tính như châu Âu, châu Á, Hoa Kỳ. Vậy tiêu chuẩn BRC là gì và vì sao cần chứng nhận BRC?
BRC là gì?
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đây là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này, thay vì chỉ kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC doanh nghiệp phải kiểm doát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh.
Đối tượng cần chứng nhận BRC
Chứng nhận BRC cần cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp như cơ sở, công ty, nhà máy, sản xuất, chế biến, kinh doanh hoặc đóng gói thực phẩm (thủy sản, rau củ quả, nước uống, rượu, bia, dầu ăn,…)
Tiêu chuẩn không áp dụng cho các hoat động liên quan tới bán sỉ nhập khẩu, phân phối hay tồn trữ ngoài sự kiểm soát của công ty.
Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm.
Các phần trong tiêu chuẩn BRC
BRC gồm 7 phần:
1. Cam kết: Cam kết từ cấp cao để phát triển liên tục
2. Hệ thống kiểm soát rủi ro HACCP
3. Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001
4. Tiêu chuẩn nhà xưởng: Cách bố trí, bảo trì các tòa nhà và cơ sở, có kiểm soát dịch hại và quản lý nguồn chất thải một cách có hệ thống
5. Kiểm soát sản phẩm: Có những yêu cầu về kiểm tra sản phẩm
6. Quy trình kiểm soát: Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ
7. Nhân viên: Nhân viên trực tiếp làm việc trong nhà máy như quần áo bảo hộ, vệ sinh cá nhân, giấy khám sức khỏe, huấn luyện, đào tạo.
Lợi ích khi có chứng nhận BRC
– Đảm bảo ATTP và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
– Tạo niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.
– Nâng cao uy tín, hình ảnh công ty vì sản phẩm của công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc.
– Tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.
– Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới. Đặc biệt là thị trường EU và Anh.
– Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp (vì chủ động được nguồn nguyên liệu)
– Cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng.
Hệ thống quản lý chất lượng IFS
1. Lợi ích của việc áp dụng IFS Food
- Đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất lượng của các nước nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn và chất lượng sản phẩm thông qua việc quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất.
- Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm.
- Giảm hao phí sản phẩm và góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường niềm tin của người tiêu thụ, của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Là điều kiện để cơ sở tiến hành các hoạt động tự công bố sản phẩm phù hợp TCVN.
2. IFS Food là gì?
IFS Food là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm do tổ chức phi lợi nhuận IFS xây dựng và phát hành. Tiêu chuẩn này được nhiều nhà bán lẻ trên thế giới thừa nhận như là một tiêu chuẩn cần thiết cho các nhà cung cấp của họ.
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO – TƯ VẤN DU & LAW
Chúng tôi chuyên về đào tạo tư vấn quản lý chất lượng – an toàn thực phẩm và liên quan đã triển khai tốt nhất: Tư vấn hệ thống quản lý, Đào tạo huấn luyện, Tư vấn thiết kế nhà xưởng, Dịch vụ cho thuê Ban ISO/HACCP, Dịch vụ đánh giá nhà cung cấp, Chuyển đổi số & tự động hóa quy trình...
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 0886537179
Email: dulawcompany@gmail.com
Website: edulaw.vn
Địa chỉ: Số 168 Đường Phú Lợi, P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương