Nhập tiêu đề
01 Apr, 2025Nhập mô tả
R&D là vị trí công việc quan trọng thường có ở các công ty, doanh nghiệp lớn. Vậy R&D là gì, những công việc của nhân viên R&D, mức lương và các kỹ năng cần có để trở thành nhân viên R&D chuyên nghiệp. Tất tần tật những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ bạn nhé.
R&D là gì?
R&D là viết tắt của từ tiếng anh Research and Development, với nghĩa tiếng Việt là nghiên cứu và phát triển. Nhân viên nghiên cứu và phát triển có vai trò tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới chưa có trên thị trường; hoặc cải tiến những sản phẩm đã có để đem đến lợi ích tích cực cho công ty, doanh nghiệp.
R&D cần thiết trong những ngành hàng nào?
R&D cần thiết với đa dạng ngành hàng, nhất là các ngành có sự biến đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là:
Các công việc của bộ phận R&D doanh nghiệp
Bộ phận R&D quan trọng đối với doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi hiện đại, cạnh tranh cao. Doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm, mở rộng thị phần của mình với người tiêu dùng cần có bộ phận R&D giỏi.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm – Product R&D
Vị trí R&D thực hiện các công việc nghiên cứu khách hàng và thị trường để phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ theo hướng nâng cao chất lượng, làm giảm chi phí và thời gian sản xuất đem đến lợi ích thu hút khách hàng, tăng trưởng doanh số.
Ví dụ, trong ngành thực phẩm việc phát triển ra sản phẩm sữa mới, hoặc đề xuất việc chế biến các sản phẩm cũ thành các loại phục vụ đối tượng người dùng khác nhau,…
Nghiên cứu và phát triển công nghệ – Technology R&D
Trong công nghệ, các kỹ sư Technology R&D nghiên cứu để tối ưu sản phẩm cũ và tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn.
Nghiên cứu và phát triển bao bì – Packaging R&D
Các sản phẩm tiêu dùng do doanh nghiệp sản xuất được R&D sáng tạo ra các chất liệu, kiểu dáng và phương thức đóng gói bao bì tốt ưu nhằm thu hút khách hàng để tăng tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu và phát triển quy trình – Process R&D
Process R&D tham gia nghiên cứu và cải tiến các quy trình sản xuất, vận hành, dịch vụ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng thành phẩm, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mức lương của nhân viên R&D hiện nay là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào ngành nghề mà mức lương của nhân viên R&D rất đa dạng. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp, nhân viên R&D tại Việt Nam có phạm vi lương trung bình từ 6 – 15 triệu đồng/tháng. Khi bạn là fresher thì mức lương khởi điểm thấp tầm 6 triệu đồng, nhưng khi đã học được chuyên môn và có kinh nghiệm thì mức lương của vị trí R&D vô cùng hấp dẫn có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng, cùng các khoản thưởng hấp dẫn theo dự án.
Kiến thức và kỹ năng cần có của nhân viên R&D
Để trở thành một nhân viên R&D, bạn cần có kiến thức và kỹ năng gì? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay nào!
Học gì để trở thành nhân viên R&D?
Tùy thuộc vào ngành nghề của vị trí R&D, mà bạn cần ít nhất là bằng cử nhân của lĩnh vực liên quan đến khoa học như Công nghệ sinh học, Vật lý, Hóa học, Dược học, Kỹ thuật, Khoa học máy tính,… Ngoài ra, để tăng kiến thức chuyên môn, có rất nhiều người theo đuổi bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở lĩnh vực mình mong muốn theo đuổi.
Các ngành học nghiên cứu bạn có thể tìm hiểu ở các trường đại học, cao đẳng có chuyên môn như Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học bách khoa, Đại học Công nghệ, Học viện bưu chính viễn thông,…
Kỹ năng cần thiết của nhân viên R&D
Nhân viên nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra các sản phẩm then chốt quyết định đến “thành bại” của công ty. Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng chuyên biệt đáp ứng mục tiêu phát triển sản phẩm tối ưu.
Mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan đến Kiến thức thực hành cho Chuyên viên R&D. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ khách hàng miễn phí trên mọi tỉnh thành.
GỌI NGAY: 0886537179